Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

Bệnh thoát vị đĩa đệm - một số thông tin cho bạn

Thoát vị đĩa đệm thường gặp ở người lớn, người trung niên và cao tuổi chứ hiếm khi gặp ở trẻ em. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên và có thể phòng tránh được nếu bạn biết cách.

Bệnh thường xuất hiện ởđâu ?


Cột sống gồm 24 đốt sống, trong đó có 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực và 5 đốt sống thắt lưng. Giữa hai đốt sống là cấu trúc sụn gọi làđĩa đệm có tác dụng bảo vệ cột sống bằng cách “hấp thụ” sức ép từ các hoạt động hằng ngày nhưđi lại, làm việc, tập luyện... giúp cột sống đàn hồi, linh hoạt, chịu được sức ép tốt hơn.


Bệnh thoát vị đĩa đệm xảy ra khi một hay nhiều đĩa đệm ở giữa các đốt sống bị hỏng, trượt ra khỏi vị trí của nó gây chèn ép vào tủy sống và thường là hậu quả phổ biến của bệnh lý thoái hóa cột sống. Đĩa đệm bị thoát vị, chèn ép vào tủy sống và các rễ thần kinh trong ống sống sẽ gây đau, rối loạn cảm giác tại chỗ.







- Đau chân và tay: gây đau dữ dội ở hông, đùi, bắp chân, lòng bàn chân (nếu xảy ra ở các đốt sống thắt lưng) vàđau mạnh ở cổ, bả vai, cánh tay, ngón tay (nếu xảy ra ở các đốt sống cổ).


- Tê hoặc rối loạn cảm giác: người bệnh thường có dấu hiệu tê bì hoặc nóng rát bề mặt da do dây thần kinh bị chèn ép chi phối.


- Yếu liệt cơ bắp: các vùng cơ bắp do các dây thần kinh bị chèn ép kiểm soát có xu hướng yếu đi, thậm chí tê liệt, ảnh hưởng đến khả năng đi lại, làm việc, dễ té ngã...


Các cơn đau thường tái phát nhiều lần, khi âm ỉ lúc dữ dội và thường trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm, khi đứng hoặc ngồi lâu, hắt hơi, ho hay cười, khi xoay người hoặc đi lại.


Sụn hư tổn khiến đĩa đệm bị dịch chuyển


Đĩa đệm thực chất là một cấu trúc sụn đặc biệt ở khớp cột sống. Mỗi đĩa đệm gồm có hai phần, một phần mềm, sền sệt bên trong gọi là nhân nhầy và một vòng xơ bao bọc bên ngoài cứng rắn hơn. Đĩa đệm bị thoát vị thực ra là hậu quả của bệnh lý thoái hóa cột sống, mà đầu tiên là do sụn khớp hư tổn, bào mòn, mất nước qua thời gian. Khi đó, dưới sức ép của cơ thể, vòng xơ sẽ dễ bị rách, nứt và lớp nhân nhầy bên trong dễ bị thoát vị ra ngoài, chèn ép vào tủy sống và các dây thần kinh.


Điều đáng nói là, không giống như nhiều khớp khác trên cơ thể, các khớp ở cột sống không có màng hoạt dịch và dịch khớp nên việc nuôi dưỡng các đĩa đệm rất khó khăn. Chưa kể, cột sống cũng là một trong những nơi thường xuyên chịu nhiều áp lực nhất của cơ thể. Vì vậy, sụn ở cột sống càng dễ bị hư tổn, thoái hóa nhanh hơn, cấp thiết phải nhanh chóng chữa thoát vị đĩa đệm, không nên kéo dài.


Một thống kê cho thấy, ngay cả khi không có triệu chứng gìđáng kể, thông qua chụp cộng hưởng từ (MRI), 38% người ở tuổi từ 45 cho kết quảđĩa đệm bị phình ra và thoát vị, chứng tỏ sụn khớp đã vàđang bị hư tổn âm thầm.


Cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm


Các chuyên gia cho biết, gần 15% bệnh nhân thoát vịđĩa đệm cần can thiệp ngoại khoa để giải quyết cơn đau. Số còn lại nhẹ hơn, thường được điều trị nội khoa kết hợp các biện pháp không dùng thuốc như thay đổi lối sống, tập luyện, ăn uống… Mặc dùđiều trị nội khoa hay ngoại khoa là cần thiết và theo chỉđịnh của bác sĩ, nhưng bên cạnh đó còn có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả có thể kết hợp để quản lý các triệu chứng do thoát vị đĩa đệm gây ra.


Mới đây, các nhà khoa học từ Viện InterHealth (Mỹ) đã chế tạo radưỡng chất sinh học UC-II, được nhiều nghiên cứu lâm sàng trên thế giới chứng minh có khả năng giúp tái tạo, nuôi dưỡng sụn khớp hiệu quả.


UC-II sau khi vào cơ thể bằng đường uống có tác dụng điều hòa đáp ứng miễn dịch, giúp cơ thể làm chậm lại quá trình thoái hóa sụn khớp vàđĩa đệm do tuổi tác và góp phần tái tạo, hồi phục, nuôi dưỡng sụn. Từđó, UC-II giúp ngăn ngừa thoái hóa khớp nói chung trong đó có thoái hóa cột sống, điều trị và dự phòng hiệu quả các triệu chứng khó chịu do thoát vịđĩa đệm gây ra.